Sidebar

Ngày 26/2 vừa qua, Trung tâm Tư vấn, Hỗ trợ và Khởi nghiệp sinh viên đã phối hợp cùng Đoàn Thanh niên tổ chức buổi Talkshow: Chuyện sinh viên kỳ 3 với chủ đề “Học hay chơi đánh rơi tuổi trẻ?” với các khách mời là cựu sinh viên và sinh viên có thành tích xuất sắc như:

  • Chị Võ Nguyễn Minh Thùy: Chủ cửa hàng LỌ - Refill Station, Quản lý dự án Little Trap Project of CLEAR RIVERS, Tư vấn dự án The Water Agency, Tư vấn viên độc lập của Aus4Innovation - CSIRO
  • Chị Đỗ Thị Minh Trang: Giảng viên tiếng Anh - Trung tâm ngoại ngữ Đại học Cần Thơ, Cộng tác Dự án NGO - Water của Đức, Chuyên viên Hợp tác quốc tế - Sở ngoại vụ TP. Cần Thơ, Giám sát Trade Marketing - Công ty CTPM BSG Sông Hậu
  • Bạn Đỗ Minh Khôi - Công nghệ kỹ thuật hóa học K45: Giải nhất Cuộc thi Maker to Entrepreneur Program, Học bổng Odon Vallet 2022, Đại biểu Việt Nam tại ASEAN-Korea Youth Summit 2022, Học bổng ngắn hạn Chính phủ Hoa Kỳ Young Southeast Asian Leaders Initiative 2023 (YSEALI)

Buổi Talkshow diễn ra đã thu hút gần 200 bạn sinh viên với các ngành học và khóa học khác nhau, với mục đích chia sẻ, tư vấn các vấn đề thường gặp trong quá trình học tập tại đại học của các bạn sinh viên, ngoài ra còn giải đáp các thắc mắc, tâm tư trực tiếp cho các bạn.

Đã có rất nhiều bạn sinh viên đặt câu hỏi cho các diễn giả với đa dạng chủ đề như: cách học tiếng anh, làm sao cải thiện hiệu suất học tập, sắp xếp thời gian hiệu quả, làm sao hiểu mình hiểu người, chia sẻ về các dự án khởi nghiệp của các diễn giả, cách đạt được các học bổng trong và ngoài nước...

Về kinh nghiệm học ngoại ngữ, bạn Minh Khôi cho biết bản thân mình lúc ban đầu vẫn gặp khó khăn khi học tiếng Anh và có phần nghi ngờ bản thân, không biết rằng mình có làm được hay không. Tuy nhiên bạn vẫn cố gắng, kiên trì với mục tiêu của mình và cuối cùng đạt được thành quả như ý muốn. Vì thế lời khuyên của Minh Khôi cho các bạn sinh viên khi học 1 ngoại ngữ mới đó là nên kiên trì và cố gắng với những mục tiêu mà mình đã đề ra. Ngoài ra đối với việc học từ vựng, chúng ta có thể sử dụng phương pháp Spaced Repetiton (Lặp lại ngắt quãng) để ôn tập các từ vựng mà mình đã học, ngoài ra nên học thêm về phát âm và cách sử dụng từ chính xác.

"Hiện nay có rất nhiều bạn sinh viên gặp phải vấn đề trí nhớ kém, dễ quên trong học tập, trong công việc, phải nhắc mới nhớ đến việc phải làm,... Để khắc phục điều này thì mỗi bạn có thể làm gì để bản thân không còn giảm hiệu suất trong công việc, cuộc sống hằng ngày?"

Để giải đáp vấn đề này, chị Minh Trang đề xuất việc vẽ mô hình quản lý thời gian, như những việc khẩn cấp, những việc quan trọng thì nên đặt lên hàng đầu, việc nào chưa quan trọng và khẩn cấp thì sẽ kém ưu tiên hơn,... Ngoài ra, có thể vẽ ra timeline công việc cụ thể để không bỏ sót bất kỳ giai đoạn nào để hoàn thành công việc đó.

Chị Minh Thùy bổ sung thêm rằng: "Có thể sử dụng công cụ để giúp chúng ta quản lý là tốt, nhưng chúng ta cũng cần huấn luyện não bộ để nhớ, không nên quá phụ thuộc vào các công cụ."

Bạn sinh viên đã đặt câu hỏi cho các diễn giả: "Nhiều bạn trẻ có thể hiểu rất rõ thế giới bên ngoài nhưng sâu bên trong bản thân mình thì không biết mình là ai, bản thân thích gì, không thích gì, vì thế có thể chọn sai ngành học rồi sau đó chán nản, hối hận. Trong trường hợp này thì chúng ta có thể làm gì để cải thiện được tình hình?"

Chị Minh Thùy chia sẻ: "Trước đây chị học ngành Ngôn ngữ Anh nhưng hiện tại đang làm bên mảng phát triển dự án, nhưng điều đó không có nghĩ là làm trái ngành vì chị vẫn có thể sử dụng những kiến thức đã học để áp dụng vào công việc hiện tại. Vì thế học một ngành nào đó không có nghĩa là chỉ biết về ngành đó mà có thể sử dụng kiến thức đã học để áp dụng vào nhiều công việc khác. Lời khuyên của chị là chúng ta nên trải nghiệm nhiều thêm ở bên ngoài để học hỏi thêm nhiều kỹ năng, kiến thức mới ngoài ngành học của mình, đừng nên giới hạn bản thân. Ngoài ra, nếu không thích ngành mình đang theo học thì có thể suy nghĩ và thay đổi ngành học, hoặc học ngành 2 chứ không nên buông xuôi ảnh hưởng kết quả học tập và sức khỏe tinh thần của bản thân".

Chị Minh Trang cũng chia sẻ: "Ai cũng có những giai đoạn không hiểu bản thân mình, luôn đặt câu hỏi 'mình là ai?' cho bản thân mỗi ngày. Hiện nay trên Internet có rất nhiều các bài test để khám phá bản thân, từ đó có thể hiểu được thế mạnh của mình, mình hợp với cái gì, hoặc sử dụng sinh trắc vân tay để hiểu rõ hơn năng lực của bản thân để chọn được hướng đi phù hợp. Ta nên dành ra một khoảng thời gian cố định mỗi ngày để ngẫm lại bản thân, không nên để guồng quay cuộc sống làm mình quên mất mình là ai, mục tiêu của mình là gì. Dũng cảm bước ra khỏi vùng an toàn của bản thân để tìm lại chính mình, nếu sai thì tiếp tục sửa".

Cuối cùng, để trả lời câu hỏi từ chủ đề của chương trình là "Học hay chơi", bạn Minh Khôi đã có một cách giải đáp rất thú vị: "Việc tập trung vào học hay chơi sẽ tùy thuộc vào con người mà bạn hướng tới. Nếu muốn bản thân đi sâu vào con đường nghiên cứu, học thuật thì nên tập trung 60% học và 40% chơi, để vừa có thể tập trung vào học tập nhưng cũng có thể giúp bản thân vẫn kết nối với mọi người. Ngược lại đối với những bạn theo hướng năng động hơn, muốn tham gia vào các dự án thì có thể dành 60% chơi và 40% học. Chơi không phải là chơi thông thường mà là đưa mình vào các hoạt động ngoại khóa, các dự án để bản thân linh hoạt và năng động hơn để phù hợp với hướng đi của bản thân nhưng cũng không ngừng học tập để trau dồi và nâng cao kiến thức bản thân".

Hy vọng rằng qua buổi Talkshow: Chuyện sinh viên kỳ 3 này có thể giúp các bạn sinh viên giải đáp các thắc mắc, trăn trở của bản thân ở hiện tại và hiểu được thêm về câu chuyện của mọi người xung quanh. Từ đó có thể tạo nên nguồn cảm hứng để các bạn phát triển và có các ý tưởng độc đáo trong tương lai.

Một số hình ảnh của sự kiện: 

Khách mời và sinh viên chụp ảnh lưu niệm cùng nhau

 

 

Trong khuôn khổ chương trình bồi dưỡng năng lực nghề nghiệp dành cho sinh viên hàng năm, Văn phòng AUF HCM tổ chức buổi toạ đàm “Định hướng khởi nghiệp dành cho sinh viên” với các thông tin như sau:

 

NỘI DUNG : Khởi nghiệp khi nào thì phù hợp?

Không có tuổi để khởi nghiệp và không có nghề khởi nghiệp. Khởi nghiệp là sự kết hợp các yếu tố môi trường sống của mỗi cá nhân. Nếu các bạn còn đang băn khoăn về định hướng tương lai cho bản thân, các bạn nên tham dự buổi tạo đàm "Định hướng khởi nghiệp" do thầy Jean-Pierre TO chia sẻ kinh nghiệm. Với kinh nghiệm về ươm tạo và giảng dạy về khởi nhiệp ở TT ươm tạo doanh nghiệp KHCN ở Bách khoa TP. HCM, và kinh nghiệm thực tế ở nhiều nước trên thế giới, thầy sẽ cung cấp cho các bạn một số kiến thức và kinh nghiệm liên quan đến việc hình thành kế hoạch khởi nghiệp của các bạn.

 

DIỄN GIẢ: Thầy Jean-Pierre Tô, Trung tâm ươm tạo doanh nghiệp khoa học và công nghệ, Trường ĐH Bách khoa, ĐHQG-HCM.

NGÔN NGỮ: tiếng Việt (và tiếng Pháp nếu cần thiết).

THỜI GIAN: ngày 25/02/2023, từ 09:00 đến 12:00.

ĐỊA ĐIỂM: tập trung tại Văn phòng AUF HCM (49 Nguyễn Thị Minh Khai, Q. 1, TP. HCM) kết hợp truyền dẫn từ xa qua Zoom.

ĐĂNG KÍ: trực tuyến tại https://forms.office.com/e/m9Cj7E32CG (hạn chót: 21/02/2023).

 

TRUNG TÂM TƯ VẤN, HỖ TRỢ VÀ KHỞI NGHIỆP SINH VIÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

Innovations Beyond Boundaries - Phá bỏ giới hạn, Kiến tạo tương lai

Cuộc Thi Ý Tưởng Khởi Nghiệp Quốc Tế Lý Quang Diệu (The Lee Kuan Yew Global Business Plan Competition - LKYGBPC) là cuộc thi khởi nghiệp toàn cầu được tổ chức bởi Học viện Sáng tạo & Khởi nghiệp của Đại học Quản lý Singapore. Cuộc thi này nhằm “chiếu sáng” các ý tưởng khởi nghiệp của sinh viên/cựu sinh viên với các ý tưởng có thể tạo ra các giải pháp đổi mới cho một tương lai thông minh, bền vững và kiên cường. Hơn nữa, quan trọng nhất là có thể tập hợp một hệ sinh thái đổi mới sáng tạo & khởi nghiệp cho một tuần hoạt động tại Singapore.

Những người lọt vào vòng chung kết sẽ được tài trợ toàn bộ chi phí tới Singapore và có nhiều cơ hội được kết nối và cố vấn với các VC (Venture Capitalists) hàng đầu, đồng thời giành được giải thưởng với tổng giá trị lên đến 2 triệu đô la (36 tỷ đồng)!

 

 

Thành phần tham dự LKYGBPC

  • Những công ty trong giai đoạn đầu khởi nghiệp
  • Nhà sáng lập (doanh nhân, sinh viên)
  • Nhà phát minh và chuyên gia công nghệ
  • Các tổ chức xã hội
  • Các nhà đầu tư
  • Doanh nghiệp
  • Các cơ quan chính phủ, nhà phát triển đô thị
  • Sinh viên & Khoa về Đổi mới, Bền vững và Khởi nghiệp tại các trường

Ai có thể đăng ký tham gia?

  • Mỗi nhóm hoặc công ty khởi nghiệp phải có ít nhất một thành viên sáng lập hoặc người sáng lập, hiện đang là sinh viên hoặc cựu sinh viên đã tốt nghiệp không quá 5 năm.
  • Sinh viên gồm tất cả những học viên đăng ký học tại chương trình bách khoa, bậc đại học, sau đại học hoặc tiến sĩ toàn thời gian tại một viện đại học.
  • Cựu sinh viên là bất kỳ người nào đã tốt nghiệp hoặc nghỉ học hoặc nghỉ phép sau ngày 1 tháng 1 năm 2019.
  • Không có hạn chế về số lượng thành viên trong một nhóm hoặc công ty.

Tiêu chuẩn đánh giá

Về khả năng đầu tư:

- Có sự đổi mới

- Khả thi về mặt thương mại

- Tác động của ý tưởng như thế nào

- Khả năng thực hiện

Hồ sơ cần nộp

Các nhóm sẽ cần phải đăng ký, điền vào mẫu trực tuyến theo yêu cầu sau:

- Bản tóm tắt dự án không quá 500 từ

- Bản trình bày dự án không quá 20 slide

- Tùy chọn: Trình chiếu video không quá 5 phút

Thông tin chi tiết xem tại đây

 

Vào ngày 12/02 vừa qua, tại Hội trường 4, Lầu 8 Nhà điều hành Trường Đại học Cần Thơ, Trung tâm Tư vấn, Hỗ trợ và Khởi nghiệp sinh viên đã phối hợp với Đoàn Thanh niên trường Đại học Cần Thơ tổ chức Chương trình Cà phê Khoa học & Khởi nghiệp kỳ 6 với chủ đề “Khởi nghiệp trong Học sinh, sinh viên - Triển vọng và thách thức”. Chương trình đã thu hút lượng lớn sự tham gia của các bạn sinh viên đến trực tiếp và theo dõi thông qua livestream trên Fanpage của Đoàn Thanh niên - Hội Sinh viên và Fanpage của Trường Đại học Cần Thơ.

Chương trình Cà phê Khoa học & Khởi nghiệp kỳ 6 được chia sẻ bởi các diễn giả: Ông Trần Hoàng Tuyên - PGĐ Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp (BSA); PGS. TS Trần Cao Đệ - GĐ Trung tâm Tư vấn, Hỗ trợ và Khởi nghiệp sinh viên trường Đại học Cần Thơ, với mục đích chia sẻ những kinh nghiệm trong quá trình khởi nghiệp, học hỏi từ các câu chuyện khởi nghiệp thành công và giải đáp các thắc mắc của các bạn sinh viên trong bước đầu hình thành ý tưởng khởi nghiệp.

PGS. TS Trần Cao Đệ - Phó trưởng ban tổ chức cuộc thi đã có phát biểu về việc khởi động Cuộc thi “Dự án khởi nghiệp tiềm năng” trong học sinh, sinh viên viên Trường Đại học Cần Thơ mở rộng năm 2023. Khi đăng ký dự thi, các bạn sinh viên sẽ được tham dự buổi tập huấn về kiến thức khởi nghiệp và tư vấn viết dự án khởi nghiệp nhằm trang bị các kiến thức cần thiết cho dự án của các bạn. Ngoài các giải thưởng và giấy khen của trường Đại học Cần Thơ, các dự án đạt giải sẽ được hỗ trợ đào tạo, ươm tạo và được giới thiệu để kết nối với các quỹ khởi nghiệp; dự thi ở Cuộc thi Khởi nghiệp Quốc gia 2023-2024; giao lưu sinh viên quốc tế tại Indonesia và Philippines.

PGS. TS Trần Cao Đệ phát động Cuộc thi "Dự án Khởi nghiệp tiềm năng" trong HSSV Trường Đại học Cần Thơ mở rộng năm 2023

Với câu hỏi về "Những điều cần chuẩn bị khi bắt đầu khởi nghiệp và nên bắt đầu ở lĩnh vực nào?", ông Trần Hoàng Tuyên chia sẻ rằng nên tập trung vào những điều cụ thể và khác biệt. "Nên chọn con đường khác biệt, độc đáo mà chưa ai làm, ngoài ra nên tận dụng những thế mạnh sẵn có của bản thân. Tìm hiểu thật kỹ và liệt kê những gì mình mong muốn khi bắt đầu khởi nghiệp và mình nên làm những điều gì để đạt được mong muốn đó. Cuối cùng nên đặt mối quan tâm của mình vào những điều cụ thể, gần gũi, những nhu cầu nào cần thiết đối với lĩnh vực khởi nghiệp, cũng như là những điều bất cập, thiếu sót để tìm ra những ý tưởng giải quyết..."

Ông Trần Hoàng Tuyên trả lời câu hỏi của sinh viên

Với mục đích chia sẻ kiến thức và giải đáp thắc mắc cho sinh viên về vấn đề khởi nghiệp, Chương trình Cà phê Khoa học & Khởi nghiệp kỳ 6 đã mang đến cho sinh viên những kiển thức bổ ích và có cái nhìn mới hơn về hành trình khởi nghiệp. Sau khi kết thúc chương trình, hy vọng các bạn sinh viên đã trang bị cho mình những hiểu biết cần thiết về khởi nghiệp và củng cố thêm các ý tưởng khởi nghiệp để tham gia Cuộc thi “Dự án khởi nghiệp tiềm năng” sắp tới.

Một số hình ảnh khác của Chương trình:

Cô Nguyễn Thị Phương Thảo giao lưu cùng sinh viên
Sinh viên trả lời câu hỏi

 

Diễn giả và Sinh viên cùng nhau chụp ảnh lưu niệm

 

 

Mời các em sinh viên, học viên SĐH (tham gia trực tuyến) tham gia buổi báo khoa học của GS Trương Nguyện Thành - Trường Đại học Utah, Hoa Kỳ;

Seminar: "Phát triển năng lực NCKH, khởi nghiệp và quan hệ doanh nghiệp".

Thời gian: 9h00 ngày 16/8/2022

Địa điểm: Tại Hội trường NĐH-Trường ĐHCT (cụ thể sẽ thông báo sau)

Link trực tuyến: https://zoom.us/j/94278028344?pwd=TmNsbVhnOVdJMFh2ajhFZ2E5SnRPUT09

Meeting ID: 942 7802 8344

Passcode: 160822.

Link đăng ký: https://docs.google.com/spreadsheets/d/1OfA6OvLn-yE7UtcUGhuUeTWPgskBQJWt_mbgoU0YBPg/edit#gid=0

Phần giới thiệu về GS Trương Nguyện Thành

GS trường Đại học Utah, Mỹ từ 7/1992-6/2022.

Đạt được nhiều giải thưởng danh giá như vinh danh là một trong những nhà khoa học trẻ triển vọng của Hoa Kỳ năm 1993.

Năm 2007, được Phó Chủ Tịch Thường Trực Nguyễn Thiện Nhân mời về Việt Nam giúp thành lập Viện Khoa học và Công nghệ Tính toán TP. HCM và giữ vị trí Viện trưởng khoa học cho đến cuối năm 2016.

Năm 2014, thành lập Mạng lưới Trí thức Việt Toàn cầu (International Vietnamese Academics Network iVANet) trên Facebook và hiện nay nhóm hơn 30 ngàn thành viên bao gồm nhiều giáo sư, khoa học gia nghiên cứu sinh trong và ngoài nước.

Tác giả của gần 200 bài báo và 2 US/International patents về khoa học máy tính.

Chuyên môn: Nghiên cứu khoa học trải dài từ hóa tính toán, ứng dụng trí tuệ nhân tạo và dữ liệu lớn trong thiết kế' dược liệu, vật liệu nano cho đến phát triển cơ sở hạ tầng mạng và phần mềm trong nghiên cứu khoa học và giáo dục.

Gần đây ông còn nghiên cứu và phát triển môn thể’ duc mind-body mới gọi là KiDao.

Trên khía cạnh quản trị doanh nghiệp, từ năm 2017 đến 2018 GS là Phó Hiệu Trưởng Điều hành của trường Đại học Hoa Sen.....

Từ năm 2019 - 20220, giữ chức Phó Hiệu Trưởng Đào tạo trường Đại học Văn Lang. Thiết kế' một số' chương trình đào tạo bậc đại học với mục tiêu đào tạo công dân toàn cầu cho một số' ngành trọng điể’m.

Tác giả của cuố’n sách dạy con Cha Voi đang được yêu chuộng bởi nhiều cha mẹ Việt Nam.

Hiện tại: GS đã về Việt Nam để’ tập trung vào ba dự án chính.

Phát triển môn thể’ dục mind-body KiDao (Khí Đạo) do chính GS kiến tạo sau khi bị nhiễm Covid-19 vào tháng 4, 2020. Đặc biệt GS sẽ triển khai một số’ nghiên cứu khoa học tìm hiểu ảnh hưởng của việc tập KiDao lên sức khỏe thể chất và tinh thần cho người tập.

Phát triển một nền tảng điện toán đám mây cho phép kết hợp/kết nối những người có nhu cầu học tập đến với các tổ chức giáo dục uy tín toàn cầu, hoặc từng cá nhân giáo viên/cố’ vấn cụ thể, những người có thể cung cấp các dịch vụ như thế mà không bị giới hạn bởi bất kỳ ranh giới địa lý nào. Nền tảng phần mềm này tạo cầu nối giữa các tổ chức giáo dục bao gồm các trường đại học, các trung tâm đào tạo, các tổ chức doanh nghiệp trong và ngoài nước nhằm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho Việt Nam.

Xây dựng một hệ sinh thái tuần hoàn cho nông thủy sản Việt Nam bằng cách kết nối những hoạt động nghiên cứu khoa học tại các trường đại học hay trung tâm nghiên cứu với các cơ sở sản xuất trong nước. Cùng với đó là sự hỗ trợ của các nhà khoa học từ nước ngoài và các nguồn đầu tư khác nhau với mục tiêu tối ưu giá trị sản phẩm.

More Articles ...