Sidebar

Thực hiện chương trình công tác năm học 2023-2024 của Trường Đại học Cần Thơ, nhằm tạo điều kiện cho sinh viên được trang bị đầy đủ các kiến thức, kỹ năng cần thiết khi tìm việc và phỏng vấn cùng nhà tuyển dụng, Trung tâm Tư vấn, Hỗ trợ và Khởi nghiệp sinh viên phối hợp cùng Trung tâm Dịch vụ việc làm TP. Cần Thơ tổ chức các buổi Tập huấn Kỹ năng viết CV và trả lời phỏng vấn cho sinh viên Trường Đại học Cần Thơ năm 2023.

Chương trình Tập huấn diễn ra vào các ngày chủ nhật từ ngày 15/10 đến ngày 29/10/2023, dành cho sinh viên năm 3 - 4 của Trường với mong muốn hiểu thêm về cách viết CV, cách trả lời phỏng vấn tuyển dụng và các thông tin cần thiết khi bắt đầu bước vào thị trường lao động.

Qua 5 lớp tập huấn đã thu hút gần 700 sinh viên tham gia với những hoạt động thú vị và những phần quà từ Ban Tổ chức chương trình.

Một số hình ảnh khác của chương trình:

Nhằm giúp sinh viên được trang bị đầy đủ các kỹ năng cần thiết ngoài kiến thức được học tại trường, giúp các em tự tin hơn khi tìm việc và khi tham dự phỏng vấn cùng nhà tuyển dụng, Trung tâm Tư vấn, Hỗ trợ & khởi nghiệp sinh viên Trường Đại học Cần Thơ phối hợp cùng Trung tâm Dịch vụ việc làm thành phố Cần Thơ tổ chức lớp tập huấn kỹ năng viết CV và trả lời phỏng vấn cho sinh viên, nội dung cụ thể như sau:

Thời gian: 14h00 - 16h00 các ngày 8/10/2023, 15/10/2023, 22/10/2023, 29/10/2023

Địa điểm: 106/C1

Link đăng ký: https://forms.gle/6sn95FbNgZhjYyTr9

Mỗi sinh viên đăng ký tham gia Tập huấn sẽ được cộng 01 điểm rèn luyện vào mục 8c.

Liên hệ:

Trung tâm Tư vấn, Hỗ trợ & Khởi nghiệp sinh viên

Địa chỉ: Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ

SĐT: 0292 394 3727 - 0292 387 2284

Vừa qua tại Trung tâm học liệu trường ĐHCT đã diễn ra Chương trình tập huấn “Đổi mới sáng tạo trong giáo dục” (VIBE) dành cho cán bộ, giảng viên và sinh viên trường ĐH Cần Thơ kéo dài 2 ngày từ 23/4-24/4/2023



Mục đích của khóa tập huấn nhằm:

- Thay đổi tư duy

- Nâng cao năng lực, phát triển con người; Trang bị các kỹ năng cần thiết của thế kỷ 21 để sẵn sàng cho tương lai

- Khơi gợi và phát huy tinh thần đổi mới sáng tạo, tư duy khởi nghiệp

- Nâng cao hiệu quả chất lượng giáo dục;

- Đào tạo, hướng dẫn các phương pháp, kỹ thuật, đổi mới hoạt động dạy và học

- Xây dựng cộng đồng thực hành, cùng đồng hành, chia sẻ, hỗ trợ để tăng cường sự tự tin, tạo động lực để liên tục đổi mới và cùng phát triển

- Xây dựng văn hóa tổ chức với thấu cảm, hợp tác, tôn trọng sự đa dạng và khác biệt

Các cán bộ, giảng viên và sinh viên được tham gia các hoạt động, trò chơi đa dạng nhằm phát triển các kỹ năng cần thiết như: kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng giải quyết vấn đề,...

Một số hình ảnh của chương trình:





VIBE là tên viết tắt của Chương trình Hợp tác giáo dục song phương Việt Nam – Ailen

(Vietnam Ireland Bilateral Education Exchange) do Đai sứ quán Ailen tại Việt Nam

khởi xướng triển khai từ năm 2015 trong khuôn khổ Chương trình Chia sẻ Kinh nghiệm

Phát triển của Ailen (Irish Development Experience and Sharing – IDEAS Program).

Mục tiêu của Chương trình VIBE là đóng góp vào các ưu tiên phát triển kinh tế - xã hội

của Việt Nam thông qua việc khuyến khích, thúc đẩy và làm sâu sắc thêm các mối quan

hệ hợp tác giáo dục giữa các cơ sở giáo dục đại học và nghiên cứu của Ailen và Việt Nam.

Vào ngày 2/7/2023, tại tòa nhà công nghệ cao ATL đã diễn ra chương trình Tập huấn kỹ năng viết CV và thực hành phỏng vấn cho 40 sinh viên nữ đạt học bổng STEM.

Chương trình có sự tham gia của các đơn vị:

  • Thầy Phan Quang Vinh - Phó Trưởng phòng Công tác Sinh viên, Trường Đại học Cần Thơ
  • Cô Đinh Thị Kiều Nhung - Chuyên gia Giáo dục, Quỹ Châu Á tại Việt Nam
  • Cô Hà Thị Thương - Cán bộ giáo dục, Trung tâm Giáo dục và Phát triển
  • Anh Lê Phúc Hải - Giám đốc thương mại, Công ty Japfa VN
  • Anh Trần Văn Kết - Quản lý dự án, Công ty GPP.VN
  • Anh Huỳnh Tấn Phát - Trưởng phòng, FPT Shop

CV(Curriculum Vitae) là một điều kiện cơ bản khi bắt đầu tham gia vào môi trường làm việc. Thông qua CV người tuyển dụng có thể chọn được những ứng viên phù hợp với công việc cũng như sứ mệnh, mục tiêu của công ty. Vậy khi bắt đầu viết CV chúng ta cần chuẩn bị điều gì?

Theo anh Lê Phúc Hải, điều đầu tiên chúng ta nên biết là hiểu rõ về bản thân mình, bằng cách tự đặt cho mình những câu hỏi như: “Mình là ai? Sứ mệnh của mình khi đến với thế giới này là gì? Mình muốn trở thành người như thế nào?”. Sau đó ta có thể hiểu rõ những điểm mạnh, điểm yếu và những nhu cầu, ước muốn của mình, qua đó thể hiện được con người thật của mình và tìm kiếm những công ty phù hợp với mong muốn của mình. Điều này giúp chúng ta thật sự có niềm vui khi làm việc với năng suất cao, chứ đừng biến mình thành những “zombie” công sở.

Những nội dung cơ bản cần thể hiện trong CV là:

  • Thông tin cá nhân
  • Quá trình học vấn (các bằng cấp, chứng chỉ đã đạt được trong quá trình học tập)
  • Kinh nghiệm (những công việc đã làm hoặc những hoạt động ngoại khóa đã tham gia)

Đặc biệt, trong CV cần có những yếu tố thể hiện bạn phù hợp với vị trí công việc đó. Ví dụ: nếu ứng tuyển công việc sale, bán hàng thì cần những ý tưởng độc đáo; công việc quản lý chất lượng thì nên chỉn chu, cẩn thận, kỹ lưỡng; công việc lập trình cần sự rõ ràng, ngắn gọn,...

Mỗi người nên có cho mình 1 CV hoàn chỉnh và sử dụng các mạng xã hội công việc để giúp bản thân kết nối với nhiều nhà tuyển dụng hơn như Linkedin, VietnamWorks,...

Về kỹ năng phỏng vấn, anh Trần Văn Kết đã chỉ ra một số nguyên nhân dẫn đến phỏng vấn thất bại như: 

  • Đến buổi phỏng vấn muộn
  • Có thái độ thô lỗ với người tiếp nhận hồ sơ
  • Không đặt ra các câu hỏi
  • Thổi phồng thành quả làm việc
  • Không cảm ơn người phỏng vấn sau cuộc phỏng vấn
  • Câu trả lời của bạn quá rập khuôn và sáo rỗng
  • Đề cập sự tiêu cực từ người sếp cũ
  • Sử dụng ngôn từ không phù hợp

Vì thế chúng ta cần chuẩn bị chỉn chu trước, trong và sau buổi phỏng vấn để đạt được kết quả tốt nhất. 

  • Trước khi phỏng vấn: điều chỉnh tâm thế của bản thân, tìm hiểu về công ty, vị trí ứng tuyển, đến nơi phỏng vấn sớm hơn 15 phút, kiểm tra đầy đủ các hồ sơ liên quan, thể hiện thái độ thân thiện và chuyên nghiệp
  • Trong buổi phỏng vấn: chú ý đến phong thái, giọng nói, thái độ của bản thân, trả lời ngắn gọn, rõ ràng
  • Sau khi kết thúc buổi phỏng vấn: chào và cảm ơn người tuyển dụng, chú ý đến việc kéo ghế, đóng cửa,..

Cuối chương trình, các bạn được thực hành phỏng vấn trực tiếp cùng anh Hải và anh Phát. Qua việc trải nghiệm một buổi phỏng vấn thật sự là như thế nào, sinh viên có thể biết được những dạng câu hỏi nào sẽ được hỏi, những điều nhà tuyển dụng cần ở ứng viên là gì, điều này giúp các bạn học hỏi thêm được các kỹ năng mới và chuẩn bị chu đáo hơn trước khi bắt đầu một buổi phỏng vấn tại doanh nghiệp.

Một số hình ảnh khác tại chương trình:

 

Vào ngày 18/6/2023 vừa qua, tại Hội trường Rùa, Khu II trường ĐH Cần Thơ đã diễn ra Chương trình Giao lưu sinh viên: “Nuôi dưỡng tinh thần đổi mới sáng tạo: Chìa khóa thành công cho bạn trẻ" với sự tham gia của gần 1000 sinh viên thuộc tất cả các khoa của trường.

Tại chương trình, PGS. TS Trần Trung Tính, Phó Hiệu trưởng trường ĐH Cần Thơ đã có bài chia sẻ về các kỹ năng cần rèn luyện trong qúa trình học tập và những góc nhìn mới về việc đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp.

Theo thầy Tính, các kỹ năng cần thiết cho sinh viên có thể kể đến như:

- Kỹ năng lắng nghe

- Kỹ năng giao tiếp

- Kỹ năng quản lý thời gian

- Kỹ năng làm việc nhóm

- Kỹ năng giải quyết vấn đề 

- Kỹ năng linh hoạt thích nghi

- Kỹ năng chịu áp lực

Các năng lực cần phải rèn luyện:

- Năng lực tự học và nghiên cứu

- Năng lực ứng dụng công nghệ số

- Năng lực lãnh đạo và quản trị

- Năng lực tương tác liên cá nhân

Đổi mới sáng tạo là ta khai thác tối đa tiềm năng của mình để có thể tạo ra 1 giá trị vô hạn. Đối với đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp tại trường, có các hệ sinh thái khởi nghiệp, có được sự hỗ trợ từ thầy cô hướng dẫn phát triển các ý tưởng, và trong tương lai sẽ có các chính sách hỗ trợ sinh viên ngay từ bước đầu có ý tưởng và cung cấp cơ sở vật chất để tạo điều kiện làm thí nghiệm, thử nghiệm các ý tưởng mới.

Có 2 phương pháp đổi mới sáng tạo phổ biến là:

- Top down: nhà nghiên cứu sở hữu trí tuệ tạo ra nguồn thu từ chuyển giao công nghệ của mình cho người khác

- Bottom up: nhà nghiên cứu có ý tưởng và tạo ra sản phẩm, bắt đầu khởi nghiệp và đưa ra thị trường, trong quá trình đó không ngừng phát triển và cải tiến sản phẩm

PGS. TS Trần Cao Đệ, Giám đốc TT. Tư vấn, Hỗ trợ và Khởi nghiệp sinh viên đã có bài phát biểu và giao lưu cùng sinh viên tại hội trường.

Câu hỏi được các sinh viên đặt ra: "Có nên thực hiện nghiên cứu khoa học khác với chuyên ngành đang theo học không?"

Thầy Trần Trung Tính chia sẻ: "Nghiên cứu khoa học thì không có ranh giới, mình có thể tham gia những lĩnh vực khác với chuyên môn nhưng phải trang bị nền tảng ở lĩnh vực mới, nếu chúng ta nghiên cứu dựa trên nền tảng, lĩnh vực, ngành nghề mình đang học thì sẽ thuận lợi hơn; tuy nhiên, nếu chúng ta có ý tưởng về lĩnh vực mới mà mình không có chuyên môn thì có thể tìm những đội nhóm, bạn bè, chuyên gia ở lĩnh vực đó để có thể cùng hợp tác, bổ sung những thiếu sót nhằm tăng tính khả thi giải quyết vấn đề”.

Bạn Nguyễn Minh Khoa, sinh viên ngành Khoa học đất khóa 48 đã có câu hỏi về xu hướng khởi nghiệp trong 5 năm tới sẽ có thiên hướng nghiêng về lĩnh vực nào nhiều hơn - "Khởi nghiệp thì không nên chỉ chăm vào 1 định hướng nhất định vì nó sẽ làm mất tính sáng tạo. Tuy nhiên để giảm thiểu rủi ro, ở ĐBSCL ta thì các chính sách thu hút đầu tư khuyến khích về lĩnh vực nông nghiệp, đặc biệt là công nghệ thực phẩm, đang chuyển dịch từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp, tạo ra gía trị gia tăng trên sản phẩm nông nghiệp. Bên cạnh đó, ngoài lĩnh vực nông nghiệp thì còn có thể liên đới về ngành dinh dưỡng, thương mại, chế biến, vì thế nếu ta có ý tưởng mới hoàn toàn về các lĩnh vực khác thì rất tốt và rất được khuyến khích."

“Muốn trở thành người lãnh đạo thành công, yếu tố nào là quyết định nhất?”- “Làm tốt vị trí vai trò về chuyên môn của mình, giúp đỡ những người khác trong cùng bộ phận làm việc của mình với các chức năng khác nhau, không ngừng nỗ lực học tập và tự học trau dồi bản thân, và quan trọng là không ngừng soi chiếu bản thân."

Với mục đích kết nối giữa sinh viên và cán bộ, giảng viên nhà trường trong chia sẻ kinh nghiệm tiếp cận và khai thác các ý tưởng sáng tạo vào quản lý công việc, nghiên cứu khoa học và khởi nghiệp, Chương trình Giao lưu sinh viên: “Nuôi dưỡng tinh thần đổi mới sáng tạo: Chìa khóa thành công cho bạn trẻ" đã mang đến cho sinh viên những kiển thức bổ ích và có cái nhìn mới hơn về hành trình khởi nghiệp. Sau khi kết thúc chương trình, hy vọng các bạn sinh viên đã trang bị cho mình những hiểu biết cần thiết về tinh thần tư duy sáng tạo, những kỹ năng cần thiết trong học tập, làm việc cũng như kiến thức về đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp.

More Articles ...